5+ lưu ý để cải thiện tình trạng người già mệt mỏi chán ăn do bệnh lý

5+ lưu ý để cải thiện tình trạng người già mệt mỏi chán ăn do bệnh lý

 

Bài viết được viết bởi Dược sĩ Nguyễn Văn Mạnh: Chuyên gia tư vấn dinh dưỡng Nutricare và tham vấn chuyên môn bởi PGS.TS Phạm Văn Hoan.

Phần lớn người già mệt mỏi chán ăn do gặp phải những bệnh lý về răng miệng, tiêu hóa, chuyển hóa, thần kinh,… Theo dõi ngay bài viết dưới đây của Nutricare để tìm ra phương pháp cải thiện tình trạng chán ăn do bệnh lý, từ đó nâng cao chất lượng sống cho người cao tuổi.

1. Xác định đúng loại bệnh lý gây nên tình trạng người già mệt mỏi chán ăn

Việc xác định đúng bệnh lý rất quan trọng trong việc cải thiện tình trạng mệt mỏi chán ăn ở người già. Cụ thể:

Một số bệnh lý gây ra tình trạng mệt mỏi chán ăn ở người già bao gồm:

  • Bệnh răng miệng như sâu răng, mòn răng, ê buốt răng, viêm lợi, sử dụng răng giả,… khiến người già khó nhai nuốt, mất cảm giác ngon miệng. Lâu dần, bệnh gây ra tâm lý ngại ăn, chán ăn ở người già.
  • Bệnh về tiêu hóa như dễ bị đầy hơi, ăn không tiêu, táo bón, đau dạ dày,… làm người già mất cảm giác thèm ăn, ăn ít, bỏ bữa.
  • Bệnh liên quan đến quá trình chuyển hóa như tiểu đường, rối loạn mỡ máu, gout,… Những bệnh về chuyển này khiến người già phải kiêng khem nhiều, món ăn không đa dạng cũng có thể gây nên chứng chán ăn.
  • Bệnh liên quan đến trí tuệ và tâm thần kinh như mất trí nhớ, Alzheimer, trầm cảm ở người già khiến họ không quan tâm, để ý đến xung quanh, ngay cả vấn đề về ăn uống.
  • Bệnh mãn tính, bệnh về mắt hay liệt người ảnh hưởng nhiều đến việc tự chủ trong ăn uống, khiến người già mệt mỏi, giảm sự kích thích thèm ăn.
Người già mệt mỏi chán ăn
Chán ăn do bệnh lý có thể khắc phục bằng phương pháp hợp lý.

2. Xây dựng thực đơn đầy đủ chất dinh dưỡng cho người già ăn uống kém

Việc hấp thu dinh dưỡng ở người già có nhiều hạn chế do hệ tiêu hóa thoái hóa, kém hấp thu, kém đào thải. Vì vậy, việc xây dựng thực đơn hợp lý cho người già mệt mỏi chán ăn cần đầy đủ dinh dưỡng, dễ tiêu hóa và ngon miệng.

2.1. Các chất dinh dưỡng cần bổ sung

Một số loại dưỡng chất cần bổ sung cho người già biếng ăn:

  • Vitamin nhóm B, C, D,… và các khoáng chất quan trọng như Canxi, Sắt, Kẽm,… giúp người cao tuổi tăng cường sức đề kháng, giảm mệt mỏi, kích thích ăn ngon miệng. Thực phẩm chứa nhiều Vitamin B như các loại đậu, súp lơ, nấm, chuối, cà chua, cá hồi, sữa tươi, sữa chua,… Một số thực phẩm giàu Canxi có thể kể đến là hạt vừng, hạt chia, sữa chua, các loại rau lá xanh,…
  • Chất xơ giúp làm giảm Cholesterol máu, tốt cho người tiểu đường và tăng huyết áp, tránh xơ vữa động mạch. Ngoài ra chất xơ còn kích thích tiêu hóa giúp giảm đầy bụng, táo bón. Vì vậy nên bổ sung chất xơ cho người cao tuổi có thể bằng các loại thực phẩm như cà rốt, khoai lang, mồng tơi, chuối, táo, lê,…
  • Chất đạm cung cấp năng lượng cơ thể giúp cơ thể khỏe mạnh, tăng cường đề kháng, giúp người già giảm bớt cảm giác mệt mỏi, kích thích thèm ăn. Nên bổ sung lượng đạm từ thực vật như đậu phụ đậu nành, đỗ, lạc, vừng,… hoặc bổ sung từ đạm từ cá, tôm cho người già. Bên cạnh đó, người già cần hạn chế ăn quá nhiều đạm từ thịt đỏ do khi tiêu hóa thịt thường sinh ra khí Sunfua trong đại tràng gây khó tiêu.
  • Các Axit amin, chất chống oxy hóa giúp hạn chế các tổn thương do gốc tự do gây ra, làm chậm lão hóa, làm chậm tiến trình của các bệnh mãn tính. Có thể bổ sung các Axit amin, chất chống oxy hóa cho người già từ các loại quả mọng, rau củ, bơ, sữa,…

Ngoài các thực phẩm trên, sữa Nutricare Gold với hàm lượng cao đạm HMB, Lactium, thêm 50% Canxi cùng với nhiều Vitamin, khoáng chất dễ hấp thu và phù hợp với người cao tuổi mệt mỏi, chán ăn do bệnh lý. Sữa không chứa Cholesterol giảm xơ vữa, tốt cho hệ tim mạch của người già.

Thực phẩm giàu dinh dưỡng
Thực phẩm bổ sung dinh dưỡng dành cho người già biếng ăn.

2.2. Các thực phẩm cần hạn chế khi người già không ăn uống được

Một số nhóm thực phẩm được khuyến cáo hạn chế đối với người già như sau:

  • Đường: người cao tuổi cần hạn chế đường từ bánh kẹo, nước ngọt để tránh nguy cơ mắc các bệnh về răng miệng, tiểu đường, tim mạch. Chỉ nên bổ sung đường từ gạo, bánh mì, bún,… do loại đường này dễ hấp thu và dự trữ, giải phóng từ từ không làm tăng đường huyết đột ngột.
  • Chất béo: chất béo làm tăng lượng Cholesterol trong máu gây tăng nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch. Vì vậy cần hạn chế chất béo trong khẩu phần ăn cho người già như thức ăn nhiều dầu mỡ, đồ chiên rán, chế biến sẵn,…
  • Muối: cần hạn chế ăn mặn để tránh giữ muối nước làm tăng áp lực cho hệ tuần hoàn ảnh hưởng đến hệ tim mạch, làm tăng huyết áp. Theo khuyến cáo của tổ chức Y tế thế giới (WHO) lượng muối bổ sung cho người cao tuổi  dưới 3,2g muối/ngày (tương đương nửa muỗng cà phê).
  • Thức ăn nhanh và thức ăn đóng hộp/chế biến sẵn chứa nhiều đường, muối, chất béo, chất bảo quản gây nguy cơ tiềm ẩn nhiều bệnh về tim mạch, tiêu hóa, thận,… làm trầm trọng thêm bệnh của người già.
  • Chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá,… phải hạn chế tuyệt đối cho người già vì chúng chứa những chất có hại cho cơ thể như Nicotin, Carbon monoxide, Benzen,… trong thuốc lá hay Methanol trong rượu có thể gây ra những căn bệnh ác tính như ung thư dạ dày, ung thư gan, ung thư phổi,…
  • Ngoài ra cần phải chú ý chế độ ăn kiêng đối với từng thể trạng bệnh. Như người già mắc bệnh tuyến giáp cần kiêng thực phẩm chứa Gluten, Goitrogens; người già bệnh gout cần kiêng thực phẩm giàu đạm; người già mắc bệnh tiểu đường cần tránh thực phẩm có chứa lượng đường cao;…
Thực phẩm chiên rán
Hạn chế những thực phẩm chứa nhiều chất béo, đồ chiên rán, chế biến sẵn,… trong thực đơn của người già biếng ăn

2.3. Một số nguyên tắc ăn uống cho người già mệt mỏi chán ăn

Bên cạnh việc xác định loại chất dinh dưỡng quan trọng thì chế độ ăn hợp lý cũng cần được quan tâm để đảm bảo hiệu quả điều trị biếng ăn do bệnh lý.

  • Ăn đủ bữa và đúng giờ giúp duy trì thói quen cho người già, tăng phản xạ có điều kiện, tăng tiết nước bọt tạo cảm giác ăn ngon miệng và giúp hệ tiêu hóa hoạt động nhịp nhàng hơn.
  • Chia nhỏ bữa ăn khoảng 5 – 6 bữa/ngày giúp người già cảm thấy việc ăn uống nhẹ nhàng, ăn được nhiều hơn mà không có cảm giác đầy chướng bụng. Đồng thời việc tiêu hóa thức ăn cũng thuận lợi hơn.

3. Lưu ý khi chọn thuốc bổ, thực phẩm chức năng

Thuốc bổ, thực phẩm chức năng chứa nhiều dưỡng chất cần thiết. Để đạt được hiệu quả trong sử dụng, người cao tuổi cần chú ý trong việc lựa chọn sao cho phù hợp và an toàn nhất.

  • Cần tham khảo ý kiến các chuyên gia trước khi chọn các loại thuốc bổ hay thực phẩm chức năng để tránh tương tác với thuốc điều trị đang sử dụng cho người già. Chẳng hạn, người già cao huyết áp đang sử dụng thuốc Lisinopril cần tránh thực phẩm chức năng có chứa Kali do khi dùng cùng sẽ làm tăng lượng Kali máu gây yếu cơ, mềm cơ thậm chí liệt cơ, ngừng tim.
  • Bổ sung thực phẩm chức năng một cách hợp lý, không lạm dụng hay phối hợp nhiều loại với nhau. Khi nạp quá nhiều chất dinh dưỡng như vậy sẽ gây rối loạn quá trình trao đổi chất, thừa chất, đẩy nhanh tốc độ lão hóa.
  • Chọn loại thực phẩm chức năng phù hợp với bệnh để cung cấp đúng, đủ dưỡng chất cho cơ thể, hỗ trợ nâng cao hiệu quả điều trị. Chẳng hạn, người già sau mổ tuyến giáp có thể sử dụng các loại sản phẩm không chứa Gluten, có chứa nhiều I-ốt, Selen, Canxi, Vitamin và khoáng chất,… để tăng cường sức khỏe cho cơ thể, chống viêm, thúc đẩy quá trình hồi phục.
  • Chọn thực phẩm chức năng uy tín, chất lượng để thực sự đạt hiệu quả khi sử dụng. Để chọn được sản phẩm tốt, bạn cần lựa chọn những thương hiệu uy tín, được các bác sĩ và chuyên gia dinh dưỡng khuyên dùng, tránh lựa chọn hàng giả, hàng kém chất lượng.

4. Người già cần vận động, tập luyện một cách hợp lý

Song song với thực đơn dinh dưỡng, vận động thể dục một cách hợp lý cũng góp phần cải thiện chứng chán ăn và cải thiện sức khỏe của người cao tuổi ăn kém do bệnh lý.

  • Vận động, tập luyện hợp lý giúp tuần hoàn máu lưu thông, việc trao đổi chất diễn ra thuận lợi hơn. Từ đó kích thích cảm giác thèm ăn, giúp người già ăn được nhiều hơn, ngon miệng hơn.
  • Tùy vào thể trạng của mỗi người mà có thể thực hiện các bài luyện tập phù hợp. Thông thường đối với người cao tuổi có thể dành ra 30 phút mỗi ngày để tập các bài tập như là đi bộ, tập dưỡng sinh, yoga,…
Tập luyện thể dục
Tập luyện thể dục hợp lý nâng cao sức khỏe cải thiện tình trạng mệt mỏi chán ăn ở người già

5. Thường xuyên động viên, trò chuyện và khích lệ tinh thần người già

Bên cạnh việc xây dựng chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý, quan tâm về mặt tinh thần cũng giúp cải thiện tình trạng mệt mỏi chán ăn ở người già hiệu quả.

Nhận được sự động viên, trò chuyện, khích lệ tinh thần từ thành viên trong gia đình sẽ giúp người già cảm thấy phấn khởi, vui vẻ hơn. Khi tinh thần được thoải mái thì cơ thể cũng sẽ khỏe mạnh hơn, có khẩu vị ăn uống hơn.

Hãy quan tâm, chăm sóc tận tình, hỏi thăm về khẩu vị thay đổi đa dạng món ăn, cùng với đó thường xuyên quây quần bên mâm cơm cũng có thể khiến người già trong gia đình vui vẻ, ăn ngon miệng hơn nhiều.

Hy vọng rằng những thông tin trên sẽ cung cấp nhiều kiến thức bổ ích trong việc xây dựng thực đơn cho người già mệt mỏi chán ăn do bệnh lý. Bên cạnh đó hãy tham khảo ý kiến chuyên gia dinh dưỡng để có thể lên thực đơn phù hợp nhất cho người thân của bạn nhé!

Nếu bạn quan tâm hoặc có bất kỳ thắc mắc nào về vấn đề dinh dưỡng dành cho người già, hãy liên hệ tới hotline 18006011 và truy cập vào fanpage Nutricare – Già mà sướng để được tư vấn và hỗ trợ nhanh nhất.

Sữa Nutricare Gold

**Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán và điều trị y khoa.

← Bài trước Bài sau →
Icon-Zalo Zalo Icon-Messager Messenger Icon-Youtube Youtube Lên đầu trang