Tại sao người già ăn hay bị nghẹn? Khắc phục và phòng ngừa thế nào?

Tại sao người già ăn hay bị nghẹn? Khắc phục và phòng ngừa thế nào?

 

Bài viết được viết bởi Dược sĩ Nguyễn Văn Mạnh: Chuyên gia tư vấn dinh dưỡng Nutricare và tham vấn chuyên môn bởi PGS.TS Phạm Văn Hoan.

Khó nuốt ở người già có thể do nhiều nguyên nhân bệnh lý, sinh lý hay có thể do chế độ ăn uống không thích hợp. Khắc phục tình trạng người già ăn hay nghẹn giúp tránh những biến chứng khó lường như thiếu dinh dưỡng, sút cân và bệnh phổi. Hãy cùng theo dõi những tư vấn của chuyên gia dinh dưỡng Nutricare về vấn đề trên trong bài viết sau đây!

1. Tại sao người già ăn hay bị nghẹn?

Người già ăn hay nghẹn khi ăn, uống với biểu hiện như nấc cụt, ho sặc sụa, cố nuốt, nôn ọe hay khó thở sắc mặt tím tái,… Để có được giải pháp xử trí hiệu quả, bạn cần nắm rõ nguyên nhân khiến người già ăn bị nghẹn.

1.1. Răng, miệng, thực quản suy giảm chức năng

Theo thời gian, chức năng các cơ quan dần suy giảm. Các cơ quan tiêu hóa như răng, miệng, thực quản cũng thoái hóa theo độ tuổi. Điều này gây ảnh hưởng lớn đến quá trình nhai nuốt.

  • Răng yếu không thể nhai nghiền nhỏ thức ăn trước khi nuốt. Người già dễ bị đau răng, rụng răng, phải dùng răng giả nên dễ gặp khó khăn khi nhai, cắn xé. Khối thức ăn không được nghiền nhỏ gây khó nuốt.
  • Ít nước bọt tiết ra để tiêu hóa thức ăn khiến thức ăn khô không được nhào trộn kỹ, dễ gây nghẹn khi nuốt.
  • Niêm mạc miệng của miệng, ống tiêu hóa nhỏ và bị co lại, đồng thời sự phối hợp co bóp thiếu nhịp nhàng làm thức ăn dễ mắc lại ở cổ họng, thực quản gây nghẹn.
Suy giảm chức năng răng, miệng
Suy giảm chức năng răng, miệng, thực quản là vấn đề sinh lý gây nghẹn ở người cao tuổi

1.2. Do các bệnh lý đặc trưng

Ngoài các vấn đề về sinh lý thì một số bệnh lý gây nên việc người già ăn hay nghẹn cần được lưu tâm:

  • Hẹp thực quản là bệnh lý tổn thương ở ống thực quản, gây siết hẹp lòng ống. Thức ăn không được đẩy xuống dạ dày mà mắc lại ở thực quản gây tình trạng nghẹn.
  • Viêm phế quản là tình trạng viêm nhiễm, thu hẹp đường thở. Bệnh lý này dễ gây ra hậu quả về khó thở và nuốt nghẹn ở người cao tuổi.
  • Mắc khối u thực quản tạo dị vật gây chèn ép. Thức ăn khó được đẩy xuống tạo cảm giác khó nuốt, nghẹn ở người già.
  • Bệnh lý ngoài thực quản như bệnh Basedow, hạch di căn, phình mạch,… đều là nguyên nhân chèn ép ống tiêu hóa dẫn đến nghẹn, khó nuốt.
Thực quản
Một phần thực quản bị tổn thương lòng ống bị siết hẹp, gây khó khăn khi nuốt.

1.3. Do thói quen ăn uống chưa khoa học

Một số thói quen ăn uống không lành mạnh cũng là nguyên nhân gây nuốt nghẹn ở người cao tuổi.

  • Ăn quá nhanh, nhai không kỹ, khối thức ăn không được nghiền nhỏ gây ra tình trạng nghẹn.
  • Không tập trung vào bữa ăn, vừa ăn vừa nói chuyện có thể khiến thức ăn rơi vào đường thở gây hóc, sặc. Tình trạng này xảy ra thường xuyên sẽ làm tổn thương thực quản dễ gây mắc nghẹn khi nuốt.
  • Không thể giải tỏa cảm xúc tiêu cực, căng thẳng khi bước vào bữa ăn có nguy cơ làm rối loạn phản xạ co bóp, nhu động. Thức ăn bị mắc lại không được đẩy xuống khỏi thực quản gây nghẹn.
Bữa ăn gia đình
Người già nên tập trung vào bữa ăn, nhai kỹ, nuốt chậm giúp giảm nguy cơ nghẹn, khó nuốt.

Có thể bạn quan tâm:

2. Cách xử trí hiệu quả khi người già ăn bị nghẹn

Khi người già ăn hay nghẹn, đường khí quản cũng bị chèn ép gây khó thở, thiếu oxy, nguy hiểm đến tính mạng. Vì vậy việc nhận biết và xử trí kịp thời khi người già bị nghẹn rất quan trọng.

Lưu ngay các dấu hiệu nhận biết người già bị nghẹn dưới đây:

  • Nấc cụt, cố nuốt, khó nuốt
  • Ho sặc sụa, nôn ọe
  • Nói không ra tiếng
  • Nghẹt thở, sắc mặt tím tái

Việc xử trí cần được thực hiện nhanh chóng, mục tiêu là khai thông khí quản để giảm nguy cơ thiếu oxy tiến triển nặng, cấp tính thậm chí có thể tử vong.

Trường hợp 1: người già vẫn tỉnh táo

Cách 1:

  • Để người già ở tư thế ngồi, hơi cúi người, động viên họ gắng sức ho mạnh.
  • Bạn có thể dùng tay vỗ mạnh 5 cái liên tiếp vào vùng lưng trên của người già.

Cách 2:

  • Bạn ôm ngang bụng người già từ phía sau, hai tay siết mạnh vào bụng trên theo chiều hướng lên.
  • Làm vài lần như vậy để đẩy thức ăn ra khỏi khí quản hoặc tạo khe hở để phục hồi chức năng hô hấp.

Trường hợp 2: người già bị bất tỉnh.

Cách 1: Để người già nằm nghiêng một bên. Dùng ngón tay ấn lưỡi xuống, tay còn lại vỗ mạnh 5 cái vào vùng lưng trên.

Cách 2: Bạn để người già nằm ngửa, đầu ngả ra sau, hai bàn tay của bạn đan chặt đặt vào bụng nạn nhân, đẩy mạnh 5 lần hướng vào trong và lên trên. Mục đích là để đẩy phần tắc nghẽn ra giúp làm thông đường thở.

Trường hợp 3: người già bị nghẹn thức ăn đặc, nhầy, dính

Khi bị nghẹn bánh trôi, bánh gạo, bánh dày,… thì ngoài các cách cấp cứu trên, bạn cần phải để họ nằm nghiêng, dùng hai ngón tay hoặc kẹp móc thức ăn bị tắc ra. Mục tiêu là tạo được khe hở nhằm phục hồi chức năng hô hấp cho người già bị nghẹn.

Khai thông đường thở
Khai thông đường thở là mục tiêu quan trọng của xử lý khi bị nghẹn

3. 8+ Phương pháp hạn chế tình trạng người già ăn hay nghẹn

Người già ăn hay nghẹn hoàn toàn có thể phòng tránh được. Thay đổi những thói quen, chế độ sinh hoạt sau để hạn chế tình trạng nghẹn ở người già hiệu quả.

  • Giảm lượng ăn hàng ngày giúp giảm áp lực lên răng miệng, thực quản, hạn chế tình trạng nghẹn. Nhu cầu calo mỗi ngày đến tuổi 60 cần khoảng 2000 calo, 70 tuổi chỉ cần 1800 calo là đủ.
  • Ăn chậm, nhai kỹ để thức ăn được nhào trộn kỹ với nước bọt. Giúp thức ăn mềm, nhuyễn khi nuốt tránh mắc nghẹn.
  • Không ăn quá no trong một bữa hay ăn quá no vào buổi tối để tránh dạ dày đẩy cơ hoành chèn ép lên tim, cản trở hoạt động của tim. Nên chia nhỏ khẩu phần ăn thành 4 – 5 bữa ăn giúp hấp thu và tiêu hóa thức ăn dễ dàng.
  • Đi bộ nhẹ hoặc ngồi sau khi ăn khoảng 30 phút để nhu động dạ dày nhào trộn thức ăn và đẩy thức ăn xuống ruột dễ dàng. Nhờ đó giảm các cảm giác nghẹn, khó nuốt, đầy bụng, khó tiêu ở người già.
  • Tập trung vào bữa ăn: không nên nói chuyện khi ăn giúp giảm nguy cơ bị hóc, nghẹn do thức ăn rơi vào đường thở.
  • Giữ tinh thần luôn thư thái, thoải mái để phản xạ co bóp thực quản phối hợp nhịp nhàng. Giúp thức ăn được đẩy xuống dạ dày không bị mắc lại ở cổ họng.
  • Đi khám bác sĩ khi tình trạng nghẹn, khó nuốt lặp lại nhiều lần để được thăm khám, chẩn đoán và có biện pháp xử lý thích hợp.
  • Ăn thức ăn mềm, dễ nhai, dễ nuốt phù hợp với răng, miệng người già như cháo, súp, nước ép, sữa, các món ăn ninh nhừ,… Những món ăn này dễ nát, dễ nghiền mịn giúp người già nuốt dễ dàng hơn.

Đặc biệt, người cao tuổi có thể bổ sung sản phẩm Nutricare Gold sữa uống dinh dưỡng chuyên biệt dành cho người lớn tuổi. Sữa dễ uống, dễ hấp thu phù hợp với hệ tiêu hóa của người già.

Đồng thời sản phẩm giàu đạm thực vật, đạm Whey, đạm quý Lactium cùng 27 loại Vitamin giúp tăng cường bồi bổ sức khỏe cho người cao tuổi. Kết hợp với hàm lượng cao Canxi, Photpho, Vitamin D3, Magie giúp xương khớp chắc khỏe.

Sữa Nutricare Gold cho người già
Nutricare Gold sản phẩm dinh dưỡng phù hợp cho người lớn tuổi.

Trên đây là những thông tin chia sẻ của chuyên gia dinh dưỡng Nutricare về vấn đề người già ăn hay nghẹn. Thay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt phù hợp giúp hạn chế, phòng tránh tình trạng nghẹn ở người già hiệu quả.

Hãy truy cập fanpage Nutricare Gold – Bí quyết sống khỏe hoặc gọi tới số hotline 18006011 để được tư vấn và hỗ trợ nhanh nhất về vấn đề dinh dưỡng cho người cao tuổi.

Sữa Nutricare Gold

**Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán và điều trị y khoa.

← Bài trước Bài sau →
Icon-Zalo Zalo Icon-Messager Messenger Icon-Youtube Youtube Lên đầu trang